검색어: á vĩ tuyến (베트남어 - 영어)

컴퓨터 번역

인적 번역의 예문에서 번역 방법 학습 시도.

Vietnamese

English

정보

Vietnamese

á vĩ tuyến

English

 

부터: 기계 번역
더 나은 번역 제안
품질:

인적 기여

전문 번역가, 번역 회사, 웹 페이지 및 자유롭게 사용할 수 있는 번역 저장소 등을 활용합니다.

번역 추가

베트남어

영어

정보

베트남어

vĩ tuyến

영어

circle of latitude

마지막 업데이트: 2012-02-04
사용 빈도: 3
품질:

추천인: Wikipedia

베트남어

vĩ tuyến thiên văn

영어

almacantar

마지막 업데이트: 2015-01-31
사용 빈도: 2
품질:

추천인: Wikipedia

베트남어

một màn đại vĩ tuyến hả?

영어

an all-out go?

마지막 업데이트: 2016-10-27
사용 빈도: 1
품질:

추천인: Wikipedia

베트남어

Ở chiến trường vĩ tuyến 38 máu vẫn đổ

영어

i bet your mom needs your help

마지막 업데이트: 2016-10-27
사용 빈도: 1
품질:

추천인: Wikipedia

베트남어

cuốn phim này được quay trên màn ảnh đại vĩ tuyến.

영어

this motion picture was photographed in the grandeur of cinemascope, and--

마지막 업데이트: 2016-10-27
사용 빈도: 1
품질:

추천인: Wikipedia

베트남어

khi tia sáng đó đến vĩ tuyến 38 những gì ta có!

영어

the second that hits the 38th parallel we gonna hit them with everything we got.

마지막 업데이트: 2016-10-27
사용 빈도: 1
품질:

추천인: Wikipedia

베트남어

bắc hàn xâm chiếm miền nam. họ vừa vượt vĩ tuyến 38 tối qua.

영어

north korea invaded the south, crossing the 38th parallel last night.

마지막 업데이트: 2016-10-27
사용 빈도: 1
품질:

추천인: Wikipedia

베트남어

rõ ràng anh đang tưởng tượng bằng màn ảnh đại vĩ tuyến và âm thanh nổi.

영어

you've begun to imagine it cinemascope, with stereophonic sound.

마지막 업데이트: 2016-10-27
사용 빈도: 1
품질:

추천인: Wikipedia

베트남어

tất cả mọi người không được nghe theo lời tuyên truyền của bọn bắc xin thông báo lại lần nữa ở vĩ tuyến 38...

영어

citizens should not be deceived by the groundless propaganda of the north informing you once again at the 38th parallel...

마지막 업데이트: 2016-10-27
사용 빈도: 1
품질:

추천인: Wikipedia

베트남어

hành trình xuống phía nam ảnh hưởng của mặt trời càng ngày càng mạnh hơn và tại 50 độ vĩ tuyến này những biến đổi bắt đầu xuất hiện.

영어

as we travel south so the sun's influence grows stronger and at 50 degrees of latitude a radical transformation begins.

마지막 업데이트: 2016-10-27
사용 빈도: 1
품질:

추천인: Wikipedia

베트남어

30/4/2015, 40 năm nhìn lại… kể từ những ngày sau tết nguyên đán Ất mẹo 1975, mẹ tôi linh cảm sẽ có chuyện chẳng lành, hàng ngày mẹ vẫn dậy sớm tảo tần buôn bán nhưng tranh thủ làm khoai lang nấu chín cắt lát phơi khô, chuẩn bị gạo sấy và hàng đêm về mẹ thức mãi đến khuya may bằng tay cho mỗi anh chị em tôi những cái túi đãi mang vai. mẹ lo lắng khi phải chạy giặc lỡ bị thất lạc với nhau cũng có cái ăn để khỏi chết đói. ba tôi chắc chắn cũng biết được tình thế lúc đó, nhưng là một nhân viên cảnh sát tận tụy đang thi hành sứ mạng bảo quốc an dân ở một quận nhỏ tư nghĩa, lâu nay sống duy nhất với đồng lương chân chính, ba tôi không bè phái không nhũng nhiễu trong công việc khi khoát trên người chiếc áo tổ quốc công minh liêm chính, ba tôi không có nhiều tiền bạc và cũng không có các mối quan hệ lớn để lo trước cho vợ con, có chăng ba mẹ tôi đang sống trong những ngày tháng đầy âu lo hồi hộp đợi chờ những bất an và chuẩn bị tinh thần để chấp nhận những điều xấu nhất đang đến với gia đình mình… những ngày đầu tháng 3 năm 1975, tình hình bất ổn đánh nhau khốc liệt đẫm máu nhiều nơi ở quảng ngãi đã uy hiếp đến an ninh thị xã quảng ngãi và những vùng lân cận. ngày 24 tháng 3 ba tôi vẫn đến nhiệm sở và đâu có biết đó là ngày làm việc cuối khi ba cùng đơn vị chuẩn bị di tản mà không có thời gian để về nhà cho mẹ tôi biết, chập choạng tối cùng ngày hôm đó người anh con ông bác chạy qua nhà dẫn đi người anh trai 19 tuổi lớn nhất trong nhà lúc đó đang chuẩn bị học thi tú tài toàn, cùng di tản theo đơn vị tình báo của anh (anh bị bắt tại quận bình sơn trưa 25 tháng 3, nên anh trai tôi và người con đầu 17 tuổi của ảnh phải quay trở về nhà), thì sau đó ít lâu mẹ tôi cũng quyết định đưa bà nội và 6 anh chị em còn lại chạy giặc theo dòng người di tản ra Đà nẵng để lên tàu vào nam, vì mọi người cứ nghĩ việt nam cộng hoà sẽ thu gọn lại còn hai vùng chiến thuật 3 và 4 sau khi bỏ vùng 1 (từ vĩ tuyến 17 cho đến chân đèo bình Đê, bình Định) và vùng 2 (bao gồm cao nguyên miền trung và vùng duyên hải nam trung bộ cho đến bình thuận). khi đó mẹ tôi đang mang bầu đứa em út, đưa kế út vừa lên 4 được mẹ bỏ vào đôi thúng quẩy theo với một bên là đồ đạc của cả nhà, thằng em kế 6 tuổi được người anh thứ hai cõng, còn tôi lúc đó vai mang cái túi lẽo đẽo theo mẹ được rồi. thị xã đêm hôm đó đã lên đèn, ánh sáng vàng nhợt nhạt yếu ớt từ những ngọn đèn đường không soi rõ mặt người, mọi người đổ xô ra đường đông nghẹt nhốn nháo chen lấn xô đẩy ngược xuôi tìm lối chạy, tiếng kêu gọi inh ỏi tìm nhau, đâu đó là tiếng khóc thét của những đứa bé lạc mẹ mất cha, đâu đó là những tiếng gào thảm thiết của người mẹ người cha mất con, một khung cảnh ghê sợ hãi hùng bao trùm lên bao con người vô tội đang sống trong tự do ấm no bỗng dưng mất hết tất cả. rồi thì cả nhà tôi từ nghĩa lộ, tư chánh sau gần 3 km qua khỏi cống kiểu đã đi ra đến ngã tư chính thị xã, phía ngoài trường trung học trần quốc tuấn là lạc mất nhau, tôi và người chị lớn lúc đó 13 tuổi bị đẩy lên chiếc xe thường chạy tuyến đường quảng ngãi -tam kỳ - Đà nẵng cùng với gia đình người mợ, người chị kế tôi lúc đó 11 tuổi bị lạc với cả nhà nên la khóc kêu réo nhờ vậy mà anh trai tìm được chị, người anh trai thứ hai 15 tuổi khi đó đã tháo vác vất vả giúp mẹ tìm lại được cả nhà, thấy không thể ra đi trong cảnh hỗn loạn như vậy nên mẹ tôi đưa gia đình vào nhà người quen xin tá túc qua đêm, để từ mờ sáng hôm sau 25 tháng 3 cả nhà tiếp tục hành trình ra Đà nẵng. từ thị xã quảng ngãi theo dòng người đông khủng khiếp cùng tất cả mọi phương tiện xe cộ lớn nhỏ nối đuôi nhau với hầu hết là người già phụ nữ và trẻ em, gia đình tôi theo quốc lộ 1 đi bộ qua hết sơn hương (bây giờ là tịnh phong), quận sơn tịnh thì xế trưa đã đi được đến bình liên (bây giờ là bình hiệp), quận bình sơn. gặp mấy trận đánh lớn ác liệt phía trước nên đòan người dừng chân tại chỗ, bao xác người nằm chết ngổn ngang trên đường máu me đóng vũng, tiếng than khóc thảm thiết não nùng, khăn tang xé vội đã được quấn trên đầu bao góa phụ con thơ, quần áo súng ống lựu đạn vứt bỏ đầy đường, gương mặt ai nấy đều thất thểu sợ hãi bất an lộ vẻ lo âu. gần đến chiều mà vẫn phải nằm tại bình liên, quận bình sơn không tiến ra thêm được đoạn nào nữa mà thỉnh thoảng bị pháo kích vô tội vạ vào đoàn người di tản, nên mẹ tôi đành đưa cả nhà trở về chờ đợi những chuỗi ngày đen tối sắp đến… buổi tối cùng ngày 25 tháng 3 chuẩn tướng trần văn nhựt, tư lệnh sư đoàn 2 bộ binh, khu 12 chiến thuật bao gồm quảng ngãi và quảng tín đóng tại căn cứ chu lai buộc phải di tản ra cù lao ré (đảo lý sơn) sau đó rút về tỉnh bình tuy. quảng ngãi coi như hoàn toàn thất thủ. lúc đó ba tôi cùng đơn vị di tản thất bại , ba được một ông bà người việt gốc hoa chủ tiệm buôn nghĩa an ở thị xã quảng ngãi tốt bụng giàu lòng nhân ái nuôi dấu khuyên ba không nên về trong những ngày đầu mất quảng ngãi còn đầy bất ổn dể bị trả thù nhau. 40 năm đi qua, ân nhân của gia đình tôi giờ này chắc đã mãi đi xa về miền cực lạc, từ trong tận đáy lòng thành kính xin Ông bà ghi nhận lòng biết ơn sâu xa nhất từ gia đình chúng tôi đã cứu sống ba tôi trong những ngày đẫm máu đó, khi mà đơn vị ba tôi tại quận tư nghĩa có đến 2 đồng đội tự sát, cùng 28 đồng đội khác bị sát hại và mất tích trong ngày di tản. mãi cho đến sáng mùng 7 tháng 4 ba mới trở về nhà, buổi chiều cùng ngày khi ba đang lo dở nhà để chuẩn bị di chuyển về quê trong xóm bàu, mộ Đức sinh sống thì hai nhân viên chính quyền mới mặt bộ đồ bà ba đen đầu đội mũ tai bèo đến bắt đưa ba đi bằng chiếc xe honda67. bà nội và mẹ tôi chết lặng không nói nên lời, còn bầy anh chị em tôi sửng sốt bàng hoàng chỉ biết ôm lấy nhau mà khóc. cái đêm hôm ấy là một đêm dài khủng khiếp nhất trong cuộc đời của ba mẹ tôi chăng? ba tôi ngày đó tròn 46 tuổi khi ra đi ba bỏ lại người mẹ già yếu, người vợ đang mang thai và 7 đứa con thơ dại, đêm hôm đó chắc chắn ba không sao chợp mắt được khi mang trong lòng bao nỗi sợ hãi lo lắng bất an đang ập đến cho cho gia đình, còn bản thân của ba có lẽ ba đành chấp nhận tất cả kể cái chết. mẹ tôi ngày đó tròn 42 tuổi, nước mắt mẹ đã khô cạn với bao nỗi đau thắt ruột không biết ba sẽ sống chết ra sao và từ đây cả nhà sẽ sinh sống như thế nào? Đưa cả nhà về quê nội nơi cỏ tranh và gai chết giả mọc đầy, cả nhà phải ở tạm dưới 3 cái ống cống dùng làm hầm trú bom đạn ở nghĩa lộ đem về. sau khi sinh đứa em út, mẹ tôi vực dậy với bao nghị lực phi thường, mẹ dầm mưa dải nắng, mẹ thức khuya dậy sớm , mẹ đầu tắt mặt tối từ làm ruộng làm vườn cho đến tảo tần sớm hôm mua gánh bán bưng đủ mọi thứ để lo cái ăn cái mặc cái học hành của 8 đứa con thơ dại và bà nội già yếu, cùng lúc dò tìm tin tức của ba cũng như thăm nuôi ba ở các trại tù những ngày tháng sau này, bây giờ vợ chồng tôi nuôi hai đứa con trong điều kiện đầy đủ mà cũng thấm mệt, càng thấy mẹ trên cả tuyệt vời. ba tôi bị bắt tạm giam tại trung tâm cải huấn thị xã quảng ngãi, sau đó chuyển đến trại tù sơn nham, sơn hà. trên đường di chuyển vào trại tù kim sơn, bình Định ba tôi viết một tin nhắn ném xuống đường khi xe đưa tù chạy qua cầu Đập, mộ Đức may có một thanh niên đạo đức mà chắc chắn bây giờ hiếm kiếm đâu cho ra, anh đọc được tin và tìm đến tận nhà trao cho mẹ tôi nhờ vậy mới biết được ba tôi còn sống. sau cùng ba tôi được chuyển xuống trại tù quy nhơn, bình Định trước khi được thả về ngày 4 tháng 6 năm 1981. trải qua một thời gian khá lâu, 6 năm 1 tháng 27 ngày trong tù đày cực khổ, ba tôi phải chịu đựng nhiều sự trả thù hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần. ngày ba ra tù thân xác ba ốm yếu khô gầy kiệt sức, tóc đã bắt đầu nhóm bạc. nhưng vẫn chưa đủ hả hê kiêu ngạo trong lòng kẻ thắng cuộc, ba tôi còn phải chịu thêm án 3 năm tù treo (quản chế) ở tại quê nhà, mãi cho đến năm 1984 mới được trở thành thứ công dân hạng chót trong xã hội trước khi bị đem ra đấu tố chung với những người bạn tù. ba tôi chưa hề kể bất cứ chuyện gì cho con cái lớn nhỏ nghe trong những năm tháng ở tù, nhưng niềm tự hào đáng kính lớn nhất của bầy anh chị em chúng tôi là trong những năm tháng tù đày ba tôi vẫn giữ vững tinh thần không phản bội lại đồng đội anh em chiến hữu vì bất cứ điều gì. ba tôi vẫn luôn ngẩn mặt rạng ngời tươi cười trò chuyện với đồng đội anh em bạn bè của mình tại mảnh đất tha hương này trong những dịp gặp mặt nhau. mới đây nhất, ngày tôi chở ba mẹ cả đi lẫn về gần cả ngàn cây số để tham dự lần đầu tiên “40 năm ngày hội ngộ cựu cảnh sát quốc gia tỉnh quảng ngãi” tổ chức tại houston, texas ngày 28 tháng 3 năm 2015 vừa qua, tuy ba mẹ tôi là hai người già yếu nhất nhưng ba mẹ rất vui và quên đi bao mệt nhọc bệnh tật của cả chặng đường dài… thấm thoát 40 năm theo dòng đời nổi trôi đi qua, đàn con thơ dại nay đã khôn lớn, ba mẹ là chàng trai thiếu phụ ngày nào nay đã già yếu, bà nội cùng bao lớp người xưa đã nằm xuống yên giấc nghìn thu nơi cỏi vĩnh hằng. ngày 30 tháng 4 lại đến trong bùi ngùi xúc động, xót xa nghẹn ngào cho bao nổi đau thương mất mác của mỗi gia đình của dân tộc và đất nước này. ngày hôm nay ngồi viết những dòng này như một sự hồi tưởng về những tháng ngày nghiệt ngã đắng cay tủi nhục đen tối nhất đã đi qua cuộc đời ba mẹ tôi. cuộc đời ba mẹ tôi từ nhỏ lớn lên rồi thành vợ chồng với nhau như trái đắng còn gặp cảnh nghịch mùa nên càng thêm khô héo èo uột. cảm ơn ba mẹ đã cho các con hình hài trí tuệ, cảm ơn ba mẹ đã cực khổ vượt qua bao khó khăn tủi nhục nuôi nấng dạy dỗ các con khôn lớn nên người, để các con đương đầu ngẩn mặt vượt qua cuộc đời vốn không mấy bằng phẳng bình yên này!!!

영어

essay

마지막 업데이트: 2015-04-02
사용 빈도: 1
품질:

추천인: 익명

인적 기여로
7,727,209,767 더 나은 번역을 얻을 수 있습니다

사용자가 도움을 필요로 합니다:



당사는 사용자 경험을 향상시키기 위해 쿠키를 사용합니다. 귀하께서 본 사이트를 계속 방문하시는 것은 당사의 쿠키 사용에 동의하시는 것으로 간주됩니다. 자세히 보기. 확인